Tác giả: Ánh Dương - 09/08/2024
A A
Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản hữu cơ ngày một gia tăng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Chính vì vây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cho là xu thế chính và tất yếu trong tương lai, bởi không chỉ mang tới người tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao, mà còn an toàn cho chính người sản xuất.
Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn giúp nông dân nâng cao kiến thức, tay nghề, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tư duy truyền thống sang an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu

Sản xuất hữu cơ là sử dụng các phương pháp thực hành nông nghiệp bền vững, không sử dụng các hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản hóa học,.. Thay vào đó là sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác và phân hữu cơ công nghiệp như phân vi sinh, phân sinh học; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Mục đích của sản xuất hữu cơ là tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bằng cách sử dụng các phương pháp và hệ thống sản xuất có thể duy trì sự cân bằng với môi trường tự nhiên, hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn, ngon hơn và an toàn hơn cho người tiêu dùng. Sản xuất hữu cơ tập trung vào việc tạo ra môi trường thích hợp cho sự phát triển và sức đề kháng tự nhiên cho cây trồng, chống lại sâu, bệnh mà không cần sử dụng các hóa chất độc hại; từ đó tạo ra một môi trường nông nghiệp đa dạng, hỗ trợ sự phát triển của cây trồng.

Lợi ích của sản xuất theo hướng hữu cơ là bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên; duy trì và nâng cao sức khỏe của con người trong tất cả các khâu từ canh tác, chế biến, phân phối đến tiêu dùng; tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước, đất đai và không khí; nâng cao chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường,...; tăng cường sức đề kháng của con người, giúp phòng chống bệnh tật; thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Nghị quyết số 19-NQ/TW/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ "khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn."

Trước đó, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và năm 2020 có Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.

Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.


Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam nhỏ nhưng vẫn có rất nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, giúp nâng tầm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Tính đến cuối năm 2023, cả nước hiện có 495.000ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chiếm 4,3% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, chiếm 0,69% diện tích sản xuất hữu cơ của thế giới.

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng biết đến và lựa chọn. Các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá đây là sản phẩm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, không sử dụng hóa chất trong canh tác, cũng như các chất sinh trưởng phi hữu cơ.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn giúp nông dân nâng cao kiến thức, tay nghề, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tư duy truyền thống sang an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Giá trị nông sản hữu cơ cũng vượt trội so với giá bán thông thường. Đơn cử như các mặt hàng quế, hồi, điều nhân, hồ tiêu hay cơm dừa, giá bán dòng sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn chứng nhận Organic EU và Organic USDA cao hơn từ 10% đến 25%, thậm chí cao hơn nữa so với sản phẩm thông thường cùng loại.

Không những thế, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng hữu cơ tại nhiều thị trường, như: châu Âu, Hoa Kỳ ngày một gia tăng, do thay đổi thói quen ăn uống, người tiêu dùng có xu thế ăn các sản phẩm sạch có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng giảm cân, thay thế thịt và các sản phẩm thông thường.

Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại

Tuy nhiên, để có thể bước đi lâu dài và bền vững, các mắt xích trong hệ thống sản xuất hữu cơ cần có sự liên kết chặt chẽ.

Chia sẻ với báo chí, ông Lê Minh Lịnh, Phó Chủ tịch Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia.

Cụ thể, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi có thể thực hiện theo liên kết ngang (nông dân - nông dân, hợp tác xã - hợp tác xã, doanh nghiệp - doanh nghiệp) hoặc liên kết dọc (nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp).

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Qua đó giúp nâng cao giá trị và phát triển bền vững đối với cả ngành chăn nuôi và trồng trọt. Để cụ thể hóa các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhiều địa phương đã lập kế hoạch để kêu gọi, huy động các đơn vị cùng tham gia.

Điển hình như mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý tại huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội. Đây là 1 trong 125 mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu của toàn quốc.

Với 5 ha trồng đa dạng các loại rau, củ, trung bình mỗi ngày HTX thu hoạch 2 - 4 tấn rau xanh với giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Giá trị thu nhập bình quân của HTX đạt gần 6,6 tỷ đồng/ha/năm; thu nhập của mỗi thành viên tham gia HTX đạt từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2021, HTX đã thành công lớn với mô hình trồng nho hạ đen, mở ra hướng mới trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái.

Hay như ở tỉnh Vĩnh Phúc, để tiếp thêm động lực, tạo sức lan tỏa trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã triển khai đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023 - 2025”. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích trên 4.800 ha tại 71 xã, phường, thị trấn; mô hình hữu cơ trên cây ba kích với và liên kết sản xuất, tiêu thụ trà hoa vàng theo hướng hữu cơ trên diện tích 4 ha tại huyện Tam Đảo; mô hình trồng nho Hạ đen tại huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Nhiều mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ cũng đã được hình thành tại các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Dương…

Cùng với Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, nhiều địa phương như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh… cũng đã và đang không ngừng nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ hiệu quả, góp phần thiết thực trong nhân rộng và lan tỏa sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản hữu cơ ngày một gia tăng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Chính vì vây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cho là xu thế chính và tất yếu trong tương lai, bởi không chỉ mang tới người tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao, mà còn an toàn cho chính người sản xuất.
Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn giúp nông dân nâng cao kiến thức, tay nghề, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tư duy truyền thống sang an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu

Sản xuất hữu cơ là sử dụng các phương pháp thực hành nông nghiệp bền vững, không sử dụng các hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản hóa học,.. Thay vào đó là sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác và phân hữu cơ công nghiệp như phân vi sinh, phân sinh học; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Mục đích của sản xuất hữu cơ là tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bằng cách sử dụng các phương pháp và hệ thống sản xuất có thể duy trì sự cân bằng với môi trường tự nhiên, hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn, ngon hơn và an toàn hơn cho người tiêu dùng. Sản xuất hữu cơ tập trung vào việc tạo ra môi trường thích hợp cho sự phát triển và sức đề kháng tự nhiên cho cây trồng, chống lại sâu, bệnh mà không cần sử dụng các hóa chất độc hại; từ đó tạo ra một môi trường nông nghiệp đa dạng, hỗ trợ sự phát triển của cây trồng.

Lợi ích của sản xuất theo hướng hữu cơ là bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên; duy trì và nâng cao sức khỏe của con người trong tất cả các khâu từ canh tác, chế biến, phân phối đến tiêu dùng; tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước, đất đai và không khí; nâng cao chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường,...; tăng cường sức đề kháng của con người, giúp phòng chống bệnh tật; thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Nghị quyết số 19-NQ/TW/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ "khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn."

Trước đó, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và năm 2020 có Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.

Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Từ khóa :
CÁC TIN KHÁC