Đã phê duyệt
Doanh nghiệp
CƠ SỞ BẢY BON
Tên giao dịch
Thương hiệu
HKD Bảy Bon
Mã số thuế
Điện thoại
0901.273.757 - 0977.924.005
Email
lyvanbon0738@gmail.com
Website
Hotline
Địa chỉ
Số 132 đường Nguyễn Truyền Thanh, phường Bình Thuỷ, quận Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ
Youtube

 

Lão nông Cần Thơ giàu lên nhờ cá thát lát và "thủy quái" trên sông

Về Cần Thơ, ghé thăm Cồn Sơn, biết được ông Bảy Bon (Lý Văn Bon, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ), được xem là “vua cá thác lác”, người tiên phong mang con cá thác lác cườm về nuôi trong lồng bè trên dòng Mê Kông, là người quê gốc ở U Minh. Người đàn ông đã 58 tuổi nhưng mái tóc vẫn chưa có màu hoa râm, dáng người lực điền của một nông dân bản xứ Cà Mau.

Để đảm bảo an toàn cho du khách khi đến vùng sông nước nên nơi đây chỉ đón khách theo đoàn, còn khách “du lịch bụi” như tôi thì đếm trên đầu ngón tay, nhưng tôi vẫn lân la quá giang đò ra bè cá. Tết dương lịch, đò ghé chở du khách lên tham quan bè cá nườm nượp. Người từ Bắc vào Nam, kể cả khách nước ngoài, hễ đi Cồn Sơn là đều được ghé bè cá của ông Bảy. Đoàn nào tới, ông Bảy Bon cũng ra bắt tay khách đến chơi. Kể cả “khách” đi một mình như tôi, nghe nói là người Cà Mau, ông Bảy Bon mừng lắm, nhanh nhẹn đi châm bình trà ra tiếp chuyện.

Nặng lòng với dòng sông hậu

Quê nhà ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh, vốn là cái nôi của cá, tôm, tốt nghiệp Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang, không theo nghề, ông Bảy Bon về làm việc tại Cục Hải quan tỉnh Cà Mau. Tại quê nhà, ông Bảy vẫn thử sức với 3 ngàn mét vuông nuôi cá tra, cá bổi, cá lóc. Năm 1998, trong một lần đi công tác, tình cờ ông Bảy quen biết với ông Philip Serene, một tiến sĩ thuỷ sản người Pháp. Vị chuyên gia này đã tiếp thêm niềm tin cho ông Bảy khi chắc chắn rằng trên thế giới, không có nơi nào thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt như dòng Mê Kông. Qua thời gian nghiên cứu, biết được giữa dòng sông Hậu, Cồn Sơn là nơi lý tưởng để đặt bè nuôi cá, vì nơi đây có dòng nước chảy mạnh, ít bị ô nhiễm sẽ giúp cá nuôi mau lớn, ông Bảy chính thức xin nghỉ việc cơ quan để thực hiện giấc mơ của mình.

Ngoài cung cấp trên 500 ký cá thành phẩm cho các đại lý, các sản phẩm từ cá thác lác được du khách chọn mua tại bè cá ông Bảy về làm quà.

Năm 2000, ông Bảy cùng vợ và con trai 7 tuổi khăn gói lên Cồn Sơn, “đóng đinh” trên dòng sông Hậu, chính thức lập nghiệp bằng 2 lồng bè nuôi cá điêu hồng với số vốn 200 triệu đồng. Chọn nuôi cá điêu hồng, vì loại cá này vào thời điểm đó rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Cá điêu hồng dễ nuôi, đầu tư ít, thời gian thu hoạch ngắn, lợi nhuận cao. “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, mỗi năm ông Bảy lại có thêm vốn để cắm thêm 1-2 bè cá xuống dòng sông này. Sau đó vài năm, diện tích nuôi cá điêu hồng tại các tỉnh tăng mạnh, ông Bảy lại tìm hướng đi mới cho mình để tránh “được mùa mất giá”. Năm 2012, ông Bảy Bon chọn được một loại cá đặc sản của Nam Bộ để thay thế - cá thác lác cườm. Theo ông Bảy tìm hiểu và cho biết: “Thác lác cườm vốn là loài thuỷ sản được người dân Hậu Giang nuôi trong ao đầm nên số lượng không nhiều, tôi thử sức đưa xuống nuôi trên dòng nước chảy. Được sống trong môi trường gần như tự nhiên, độ sâu, dòng nước chảy chuẩn, độ pH từ 7-8%, độ kiềm từ 120-150 ppm, nước ít bị ô nhiễm nên cá không chỉ mau lớn mà còn rất ngon. Với ưu điểm thịt dai, giòn, ngọt và thơm đặc trưng nên loại cá này rất thích hợp để làm chả, món đặc sản “hạng sang” của người miền Tây từ trước tới nay”.

Hiện tại, ông Bảy Bon đang sở hữu hơn 30 lồng bè lớn nhỏ với 12 loại cá khác nhau, nhiều nhất là cá thác lác đạt tiêu chuẩn VietGAP, với sản lượng xuất bán mỗi năm từ 700 tấn trở lên. Ông Bảy còn đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá thác lác như: Ướp muối sả, rút xương, chả cá. Sản phẩm được đóng gói, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu HACCP, cung cấp khắp các tỉnh, thành trong và ngoài nước. Mỗi năm ông Bảy mang về lợi nhuận trên 7 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 30 lao động nơi đây.

Ngoài cá thác lác, ông Bảy Bon còn bảo tồn các loài cá quý hiếm như cá hồng vĩ, hải tượng khổng lồ cho du khách chiêm ngưỡng.

Quê hương trong lòng người xa xứ

Không phải lúc nào cũng thu được quả ngọt, cũng có những lúc thăng trầm, cá chết hàng loạt, thua lỗ hàng tỷ đồng, ông Bảy vẫn không nản chí. Ông tìm tòi cách nhân giống cá thác lác để thích ứng với điều kiện tự nhiên trên sông. Ngoài ra, ông Bảy còn thả nuôi các loại cá quý hiếm trên dòng Mê Kông đang bị mai một như cá hồng vĩ, cá heo sông, cá leo, cá mê rỗ, cá chạch lấu, cá hô, cá trà sóc, cá ét, cá he, cá trê hồng, cá koi, cá lăng đuôi đỏ… Đây là “vốn liếng” để ông tham gia câu lạc bộ làm du lịch sinh thái với bà con nhà vườn trên Cồn Sơn cho du khách tham quan hơn 2 năm nay. Trung bình bè cá của ông Bảy Bon đón khoảng 10 đoàn khách tham quan (khoảng 100 người/ngày). Riêng thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, tết là lượng khách gấp đôi. Nuôi cá và làm du lịch đã giúp gia đình ông Bảy Bon và bà con Cồn Sơn từng bước đổi đời.

Tết năm nay là tròn 20 năm ông Bảy Bon gắn bó cuộc sống của mình trên dòng sông Hậu. Nhìn theo hướng dãy bè dài chừng non cây số, ông Bảy nhấp ngụm trà, nhắc nhớ: “Cái số đã gắn kết mình với sông nước, cá tôm. Nếu không nhờ ông Philip thì tôi không có được thành quả như ngày hôm nay. Cà Mau mình có “rừng vàng, biển bạc”, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch rất lớn. Mỗi năm về quê nhà, thấy cuộc sống bà con mình đổi khác, chứng tỏ là dù ở đâu, miễn lao động, không huỷ diệt, sống chan hoà với tự nhiên thì mình sẽ có thành quả lâu bền”.

Không sống nơi mình sinh ra, nhưng chọn nơi mình dừng chân lập nghiệp, ông Bảy Bon đã sống gần như trọn cuộc đời mình với giấc mơ có thật. Philip là người đã tạo niềm tin, giúp ông Bảy tin vào điều mình làm. Ông Bảy cũng mong rằng, từ tiềm năng vốn có về thiên nhiên, con người, bà con xứ mình sẽ vượt qua những thách thức trước mắt để tìm cho mình một vị thế riêng trên con đường phát triển./.Về Cần Thơ, ghé thăm Cồn Sơn, biết được ông Bảy Bon (Lý Văn Bon, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ), được xem là “vua cá thác lác”, người tiên phong mang con cá thác lác cườm về nuôi trong lồng bè trên dòng Mê Kông, là người quê gốc ở U Minh. Người đàn ông đã 58 tuổi nhưng mái tóc vẫn chưa có màu hoa râm, dáng người lực điền của một nông dân bản xứ Cà Mau.

Để đảm bảo an toàn cho du khách khi đến vùng sông nước nên nơi đây chỉ đón khách theo đoàn, còn khách “du lịch bụi” như tôi thì đếm trên đầu ngón tay, nhưng tôi vẫn lân la quá giang đò ra bè cá. Tết dương lịch, đò ghé chở du khách lên tham quan bè cá nườm nượp. Người từ Bắc vào Nam, kể cả khách nước ngoài, hễ đi Cồn Sơn là đều được ghé bè cá của ông Bảy. Đoàn nào tới, ông Bảy Bon cũng ra bắt tay khách đến chơi. Kể cả “khách” đi một mình như tôi, nghe nói là người Cà Mau, ông Bảy Bon mừng lắm, nhanh nhẹn đi châm bình trà ra tiếp chuyện.

Nặng lòng với dòng sông hậu

Quê nhà ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh, vốn là cái nôi của cá, tôm, tốt nghiệp Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang, không theo nghề, ông Bảy Bon về làm việc tại Cục Hải quan tỉnh Cà Mau. Tại quê nhà, ông Bảy vẫn thử sức với 3 ngàn mét vuông nuôi cá tra, cá bổi, cá lóc. Năm 1998, trong một lần đi công tác, tình cờ ông Bảy quen biết với ông Philip Serene, một tiến sĩ thuỷ sản người Pháp. Vị chuyên gia này đã tiếp thêm niềm tin cho ông Bảy khi chắc chắn rằng trên thế giới, không có nơi nào thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt như dòng Mê Kông. Qua thời gian nghiên cứu, biết được giữa dòng sông Hậu, Cồn Sơn là nơi lý tưởng để đặt bè nuôi cá, vì nơi đây có dòng nước chảy mạnh, ít bị ô nhiễm sẽ giúp cá nuôi mau lớn, ông Bảy chính thức xin nghỉ việc cơ quan để thực hiện giấc mơ của mình.

Ngoài cung cấp trên 500 ký cá thành phẩm cho các đại lý, các sản phẩm từ cá thác lác được du khách chọn mua tại bè cá ông Bảy về làm quà.

Năm 2000, ông Bảy cùng vợ và con trai 7 tuổi khăn gói lên Cồn Sơn, “đóng đinh” trên dòng sông Hậu, chính thức lập nghiệp bằng 2 lồng bè nuôi cá điêu hồng với số vốn 200 triệu đồng. Chọn nuôi cá điêu hồng, vì loại cá này vào thời điểm đó rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Cá điêu hồng dễ nuôi, đầu tư ít, thời gian thu hoạch ngắn, lợi nhuận cao. “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, mỗi năm ông Bảy lại có thêm vốn để cắm thêm 1-2 bè cá xuống dòng sông này. Sau đó vài năm, diện tích nuôi cá điêu hồng tại các tỉnh tăng mạnh, ông Bảy lại tìm hướng đi mới cho mình để tránh “được mùa mất giá”. Năm 2012, ông Bảy Bon chọn được một loại cá đặc sản của Nam Bộ để thay thế - cá thác lác cườm. Theo ông Bảy tìm hiểu và cho biết: “Thác lác cườm vốn là loài thuỷ sản được người dân Hậu Giang nuôi trong ao đầm nên số lượng không nhiều, tôi thử sức đưa xuống nuôi trên dòng nước chảy. Được sống trong môi trường gần như tự nhiên, độ sâu, dòng nước chảy chuẩn, độ pH từ 7-8%, độ kiềm từ 120-150 ppm, nước ít bị ô nhiễm nên cá không chỉ mau lớn mà còn rất ngon. Với ưu điểm thịt dai, giòn, ngọt và thơm đặc trưng nên loại cá này rất thích hợp để làm chả, món đặc sản “hạng sang” của người miền Tây từ trước tới nay”.

Hiện tại, ông Bảy Bon đang sở hữu hơn 30 lồng bè lớn nhỏ với 12 loại cá khác nhau, nhiều nhất là cá thác lác đạt tiêu chuẩn VietGAP, với sản lượng xuất bán mỗi năm từ 700 tấn trở lên. Ông Bảy còn đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá thác lác như: Ướp muối sả, rút xương, chả cá. Sản phẩm được đóng gói, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu HACCP, cung cấp khắp các tỉnh, thành trong và ngoài nước. Mỗi năm ông Bảy mang về lợi nhuận trên 7 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 30 lao động nơi đây.

Ngoài cá thác lác, ông Bảy Bon còn bảo tồn các loài cá quý hiếm như cá hồng vĩ, hải tượng khổng lồ cho du khách chiêm ngưỡng.

Quê hương trong lòng người xa xứ

Không phải lúc nào cũng thu được quả ngọt, cũng có những lúc thăng trầm, cá chết hàng loạt, thua lỗ hàng tỷ đồng, ông Bảy vẫn không nản chí. Ông tìm tòi cách nhân giống cá thác lác để thích ứng với điều kiện tự nhiên trên sông. Ngoài ra, ông Bảy còn thả nuôi các loại cá quý hiếm trên dòng Mê Kông đang bị mai một như cá hồng vĩ, cá heo sông, cá leo, cá mê rỗ, cá chạch lấu, cá hô, cá trà sóc, cá ét, cá he, cá trê hồng, cá koi, cá lăng đuôi đỏ… Đây là “vốn liếng” để ông tham gia câu lạc bộ làm du lịch sinh thái với bà con nhà vườn trên Cồn Sơn cho du khách tham quan hơn 2 năm nay. Trung bình bè cá của ông Bảy Bon đón khoảng 10 đoàn khách tham quan (khoảng 100 người/ngày). Riêng thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, tết là lượng khách gấp đôi. Nuôi cá và làm du lịch đã giúp gia đình ông Bảy Bon và bà con Cồn Sơn từng bước đổi đời.

Tết năm nay là tròn 20 năm ông Bảy Bon gắn bó cuộc sống của mình trên dòng sông Hậu. Nhìn theo hướng dãy bè dài chừng non cây số, ông Bảy nhấp ngụm trà, nhắc nhớ: “Cái số đã gắn kết mình với sông nước, cá tôm. Nếu không nhờ ông Philip thì tôi không có được thành quả như ngày hôm nay. Cà Mau mình có “rừng vàng, biển bạc”, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch rất lớn. Mỗi năm về quê nhà, thấy cuộc sống bà con mình đổi khác, chứng tỏ là dù ở đâu, miễn lao động, không huỷ diệt, sống chan hoà với tự nhiên thì mình sẽ có thành quả lâu bền”.

Không sống nơi mình sinh ra, nhưng chọn nơi mình dừng chân lập nghiệp, ông Bảy Bon đã sống gần như trọn cuộc đời mình với giấc mơ có thật. Philip là người đã tạo niềm tin, giúp ông Bảy tin vào điều mình làm. Ông Bảy cũng mong rằng, từ tiềm năng vốn có về thiên nhiên, con người, bà con xứ mình sẽ vượt qua những thách thức trước mắt để tìm cho mình một vị thế riêng trên con đường phát triển./.Lão nông Lý Văn Bon thành công với mô hình

nuôi cá lồng bè kết hợp du lịch

Tháng 10/2021, ông Lý Văn Bon ở Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ) sẽ góp mặt trong danh sách cùng hàng chục nông dân trên cả nước đón nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc Việt Nam. Nhiều người đã quá quen với lão nông Bảy Bon (tên gọi thân mật) ở cồn Sơn thành công với mô hình nuôi cá lồng bè kết hợp làm du lịch đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

"Từ cái khó, ló cái khôn" đã đưa ông Bảy Bon từ một người nông dân nuôi cá, bí bách đầu ra, thua lỗ trở thành tỷ phú trên dòng sông Hậu. Xuất phát điểm, ông Bảy Bon nuôi cá diêu hồng trong các lồng bè trên sông Hậu. Tuy nhiên, sau thời gian thua lỗ vì giá cá sụt giảm mạnh, năm 2012, qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ người khác, ông Bảy Bon mạnh dạn chuyển sang nuôi cá thát lát cườm. và gắn bó với con cá thát lát đến nay gần 10 năm.


Từ nuôi cá thát lát cườm để bán, ông Bảy Bon nhạy bén đầu tư nhà xưởng để chế biến chả cá rút xương, cá thát lát muối sả... Bên cạnh nuôi cá thát lát, ông Bảy Bon còn sưu tầm nuôi một số loại cá lạ như: cá Koi, cá bảo ngọc, các hồng vĩ, cá trà sóc... để kết hợp làm du lịch cho khách tham quan.

Trước khi dịch bệnh xảy ra, mỗi ngày cồn Sơn đón trung bình 300 - 500 khách/ngày, ngày lễ có khi 1.000 khách. Khách đến cồn Sơn tạo thêm cơ hội cho ông Bảy Bon...bán cá. Có khách từ Quảng Nam sau khi đến đây du lịch về quê làm đại lý tiêu thụ cá thát lát Bảy Bon; đoàn khách Nhật Bản sau khi tìm hiểu quy trình nuôi cá, chế biến cá ở xưởng đã đặt hàng tấn cá qua Nhật;...

Lão nông Lý Văn Bon thành công với mô hình nuôi cá lồng bè kết hợp du lịch

Tháng 10/2021, ông Lý Văn Bon ở Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ) sẽ góp mặt trong danh sách cùng hàng chục nông dân trên cả nước đón nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc Việt Nam. Nhiều người đã quá quen với lão nông Bảy Bon (tên gọi thân mật) ở cồn Sơn thành công với mô hình nuôi cá lồng bè kết hợp làm du lịch đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

"Từ cái khó, ló cái khôn" đã đưa ông Bảy Bon từ một người nông dân nuôi cá, bí bách đầu ra, thua lỗ trở thành tỷ phú trên dòng sông Hậu. Xuất phát điểm, ông Bảy Bon nuôi cá diêu hồng trong các lồng bè trên sông Hậu. Tuy nhiên, sau thời gian thua lỗ vì giá cá sụt giảm mạnh, năm 2012, qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ người khác, ông Bảy Bon mạnh dạn chuyển sang nuôi cá thát lát cườm. và gắn bó với con cá thát lát đến nay gần 10 năm.


Từ nuôi cá thát lát cườm để bán, ông Bảy Bon nhạy bén đầu tư nhà xưởng để chế biến chả cá rút xương, cá thát lát muối sả... Bên cạnh nuôi cá thát lát, ông Bảy Bon còn sưu tầm nuôi một số loại cá lạ như: cá Koi, cá bảo ngọc, các hồng vĩ, cá trà sóc... để kết hợp làm du lịch cho khách tham quan.

Trước khi dịch bệnh xảy ra, mỗi ngày cồn Sơn đón trung bình 300 - 500 khách/ngày, ngày lễ có khi 1.000 khách. Khách đến cồn Sơn tạo thêm cơ hội cho ông Bảy Bon...bán cá. Có khách từ Quảng Nam sau khi đến đây du lịch về quê làm đại lý tiêu thụ cá thát lát Bảy Bon; đoàn khách Nhật Bản sau khi tìm hiểu quy trình nuôi cá, chế biến cá ở xưởng đã đặt hàng tấn cá qua Nhật;...

BẢY BON "VUA CÁ THÁT LÁT"

Về Cần Thơ, ghé thăm Cồn Sơn, biết được ông Bảy Bon (Lý Văn Bon, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ), được xem là “vua cá thác lác”, người tiên phong mang con cá thác lác cườm về nuôi trong lồng bè trên dòng Mê Kông, là người quê gốc ở U Minh. Người đàn ông đã 58 tuổi nhưng mái tóc vẫn chưa có màu hoa râm, dáng người lực điền của một nông dân bản xứ Cà Mau.

 

Để đảm bảo an toàn cho du khách khi đến vùng sông nước nên nơi đây chỉ đón khách theo đoàn, còn khách “du lịch bụi” như tôi thì đếm trên đầu ngón tay, nhưng tôi vẫn lân la quá giang đò ra bè cá. Tết dương lịch, đò ghé chở du khách lên tham quan bè cá nườm nượp. Người từ Bắc vào Nam, kể cả khách nước ngoài, hễ đi Cồn Sơn là đều được ghé bè cá của ông Bảy. Đoàn nào tới, ông Bảy Bon cũng ra bắt tay khách đến chơi. Kể cả “khách” đi một mình như tôi, nghe nói là người Cà Mau, ông Bảy Bon mừng lắm, nhanh nhẹn đi châm bình trà ra tiếp chuyện.

Nặng lòng với dòng sông hậu

Quê nhà ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh, vốn là cái nôi của cá, tôm, tốt nghiệp Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang, không theo nghề, ông Bảy Bon về làm việc tại Cục Hải quan tỉnh Cà Mau. Tại quê nhà, ông Bảy vẫn thử sức với 3 ngàn mét vuông nuôi cá tra, cá bổi, cá lóc. Năm 1998, trong một lần đi công tác, tình cờ ông Bảy quen biết v