Mới đây, Bộ luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc - New Zealand đang xây dựng các quy định mới liên quan đến việc tiêu thụ caffein đối với nhóm người dễ bị ảnh hưởng, bao gồm: phụ nữ mang thai, trẻ em, người già và vận động viên.
Cụ thể, FSANZ đang đề xuất hai lệnh cấm mới – thực phẩm bán lẻ không được chứa caffein nguyên chất và thực phẩm bán lẻ không được chứa caffeine được cấu thành từ các thành phần khác. Trong đó, các thực phẩm được nêu đây là loại đồ uống pha chế có chứa caffein, coca, hoặc nước giống coca hay các đồ uống bổ sung được dùng trong thể thao.
Đối với các loại đồ uống có chứa caffein, nhất là được sử dụng trong thể thao, FSANZ cũng đề xuất có thể chứa tới 200mg caffein với điều kiện phải chú thích rõ trên sản phẩm.
Việc tiêu thụ lượng caffein quá mức có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe
Các doanh nghiệp vẫn được phép thêm thực phẩm có chứa caffein vào các thực phẩm khác, chẳng hạn như thêm cà phê hoặc sô cô la vào bánh ngọt và bánh kẹo tuy nhiên cần đề rõ khuyến cáo trên sản phẩm.
Hiện nay, cơ quan quản lý thực phẩm tại các nước này mới đang cấm bán lẻ thực phẩm có chứa caffein ở nồng độ 1% trở lên trong thực phẩm nếu thực phẩm đó ở dạng lỏng và 5% trở lên trong thực phẩm nếu thực phẩm đó ở dạng rắn hoặc bán rắn. Tuy nhiên sẽ sớm bị bãi bỏ khi các quy định mới được ban hành và có hiệu lực. Trước khi các quy định này được ban hành rộng rãi, FSANZ đã làm việc và tham khảo ý kiến của nhiều bên liên quan.
Cũng theo nghiên cứu mới nhất của FSANZ, các sản phẩm chứa caffein nguyên chất cao hơn nhiều so với lượng caffein mà cơ thể người được tiếp nạp, tuy nhiên, lượng đó không thể đo chính xác bằng các công cụ sinh hoạt của người bình thường hàng ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều caffein trong ngày mà không được tính toán chính xác có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ và các vận động viên thi đấu thể thao.